Trang chủ » Tin tức » Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Mục lục

Nghị định 126

Nghị định về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước:

Bước chuyển mình cho nền kinh tế nước nhà

Đổi mới tư duy quản lý kinh tế bắt đầu diễn ra mạnh sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI vào tháng 12 năm 1986. Một trong những tư duy quản lý đã thay đổi đó là cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước. Bao gồm tăng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp, yêu cầu phải chuyển sang hình thức kinh doanh hạch toán kinh tế, lời ăn lỗ chịu.

Để có thể tiến hành cải cách kinh tế bắt đầu từ nửa sau của thập kỷ 1990. Việt Nam đã đề nghị sự giúp đỡ về tài chính và kỹ thuật của các thể chế tài chính toàn cầu như: Nhóm Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á và các nhà tài trợ mà hầu hết là những nước có nền kinh tế thị trường phát triển.

Một số cải cách theo đề nghị của những tổ chức và nhà tài trợ. Trong số những cải cách này có tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước.

Để tránh gây ra mâu thuẫn sâu sắc với bộ phận cán bộ và nhân dân lo ngại về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, Chính phủ Việt Nam đã quyết định sẽ không bán đứt các doanh nghiệp của mình cho các cá nhân, thay vì đó tiến hành chuyển các doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp cổ phần.

Tài sản của doanh nghiệp được chia thành các cổ phần bán cho cán bộ công nhân trong doanh nghiệp và phần còn lại do nhà nước sở hữu.
Tùy từng doanh nghiệp, phần cổ phần do nhà nước sở hữu có thể nhiều hay ít, từ 0% tới 100%.

Nhà nước đang dần hoàn thiện các quy định để tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp một cách minh bạch. Cho đến hiện tại nghị định số Số: 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, đang đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện cơ chế này.

  1. Đối tượng áp dụng

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước (kể cả Ngân hàng Thương mại nhà nước), Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chưa chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

2. Phương thức cổ phần hóa

Nghị định số 126 /2017/NĐ-CP Nghị định về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước quy định có 3 hình thức cổ phần hóa gồm:


– Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
– Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
– Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

3. Điều kiện cổ phần hóa

Các doanh nghiệp trên thực hiện cổ phần hóa khi đảm bảo đủ 02 điều kiện:

  • Không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ. Danh mục doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ;
    • Còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp.

Lưu ý: Các doanh nghiệp sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp mà giá trị thực tế doanh nghiệp thấp hơn các khoản phải trả thì thực hiện như sau:


  1. Đối với các doanh nghiệp thuộc danh mục Nhà nước tiếp tục nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần khi cổ phần hóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ của doanh nghiệp xây dựng phương án mua bán nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp.
    Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước không đủ điều kiện cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ.
    Trường hợp phương án mua nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp không khả thi và hiệu quả thì chuyển sang thực hiện các hình thức chuyển đổi khác theo quy định của pháp luật;
  2. Các doanh nghiệp còn lại, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định chuyển sang thực hiện các hình thức chuyển đổi khác theo quy định của pháp luật.

Nhà nước không cấp thêm vốn để cổ phần hóa, kể cả các doanh nghiệp theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục, phân loại doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện cổ phần hóa thuộc diện Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần.

nghị định về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Cổ phần hóa

  1. Điều kiện mua cổ phần và đối tượng:

Đối tượng được mua cổ phần được quy định tại điều 6 của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.
Các tổ chức, cá nhân không được mua cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa, Bao gồm:

Thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc cổ phần hóa doanh nghiệp (trừ các thành viên là đại diện của doanh nghiệp);
Các tổ chức tài chính trung gian và các cá nhân thuộc tổ chức này tham gia vào việc thực hiện tư vấn cổ phần hóa, kiểm toán báo cáo tài chính và cơ quan kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp (trừ các tổ chức bảo lãnh phát hành mua số cổ phần chưa phân phối hết theo hợp đồng bảo lãnh);

Các công ty con, công ty liên kết trong cùng Tập đoàn, Tổng công ty và tổ hợp công ty mẹ – công ty con;
Tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần và các cá nhân thuộc tổ chức này có liên quan đến cuộc đấu giá;
Người có liên quan theo quy định tại khoản 17 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2014 của tổ chức và cá nhân quy định tại điểm a, điểm b và điểm d khoản 4 Điều 6 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.

  1. Đồng tiền thanh toán và phương thức bán cổ phần lần đầu

Vốn điều lệ chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Mệnh giá 01 cổ phần là mười nghìn đồng Việt Nam (10.000 đồng).
Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp bằng đồng Việt Nam.
Việc bán cổ phần lần đầu được thực hiện theo các phương thức quy định tại Nghị định này, cụ thể:
Đấu giá công khai;
Bảo lãnh phát hành;
Thỏa thuận trực tiếp;
Phương thức dựng sổ (Booking building).
Đối tượng áp dụng phương thức dựng sổ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, giao Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc bán cổ phần theo phương thức này.

  1. Chi phí thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Chi phí thực hiện cổ phần hóa bao gồm:
Các khoản chi phí trực tiếp tại doanh nghiệp;
Tiền thuê tổ chức kiểm toán, tư vấn cổ phần hóa. Việc thanh toán chi phí căn cứ vào Hợp đồng ký kết giữa các bên liên quan;
Thù lao cho Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc;
Các chi phí khác có liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp.

 

  1. Tính tất yếu và sự cần thiết phải tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

Qua thực trạng thì có một điều cần làm đó là cần tiến hành đổi mới doanh nghiệp Nhà nước.
Đổi mới nhằm sắp xếp lại phát triển theo hướng giảm số lượng nâng cao chất lượng. Có rất nhiều con đường và phương pháp để đổi mới trong đó cổ phần hoá là một phương pháp.

Ta thấy cổ phần hoá là một chủ trương cần thiết và đúng đắn để làm cho hệ thống doanh nghiệp Nhà nước hiện có. Giúp các Doanh nghiệp mạnh lên, tăng sức cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh tế và tăng được sức mạnh chi phối. Nâng cao vai trò chủ đạo của hệ thống này trong nền kinh tế thị trường tiến dần từng bước trên con đường công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa.

Quá trình chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tất yếu phải đổi mới doanh nghiệp Nhà nước.
Tải về toàn văn nghị định về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Xem thêm: